Cá koi bị xuất huyết có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và tình trạng xuất huyết có thể gây ra nhiều hậu quả cho cá tùy mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Vì vậy chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này để có cách phòng ngừa và chữa trị.
SẢN PHẨM
Cá koi bị xuất huyết nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm gây lây lan và tử vong ở cá. Cùng Cá Koi VN tham khảo các dấu hiệu, triệu chứng cách điều trị và phòng ngừa cho cá koi hạn chế tình trạng này.
Tình trạng xuất huyết ở cá koi có thể nặng hoặc nhẹ và có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nên dấu hiệu nhận biết cũng khá đa dạng. Chúng ta có thể dựa vào mắt thường để quan sát các dấu hiệu cá koi bị xuất huyết như là:
Máu bị rò rỉ qua da do thành mạch máu bị tổn thương và làm toàn thân cá xuất hiện các đốm đỏ nhỏ thường gặp nhất là đuôi, thân, vây, mắt cá.
Khi thành mạch máu bị tổn thương nặng hơn, vỡ trên diện rộng thì lượng máu xuất ra càng nhiều do cơ quan nội tạng bị tổn thương. Lúc này toàn thân cá sẽ bị đỏ những mảng lớn rất dễ nhận biết.
Cá koi bị xuất huyết thường có dấu hiệu trực quan dễ nhận thấy
Cá bị mất sức sống, cá koi bị lồi mắt, xuất huyết, mang cá nhợt nhạt, da khô ráp, thiếu nhờn.
Nhắc cá lên quan sát có thể sẽ thấy máu rỉ ra từ hậu môn của cá
Cá hay cạ mình xuống hồ hoặc bơ lờ đờ, tách lẻ hay nổi lên mặt nước, thường tìm nơi có nhiều sủi oxy.
Bệnh có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng, đề kháng cũng yếu dần nếu trong 1 - 2 tuần không phát hiện xử lý cá có thể chết. Nhiều tình trạng xuất huyết do nhiễm trùng và các bệnh truyền nhiễm còn có thể gây lây lan cho cá khỏe trong đàn.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng cá koi bị nổi gân máu và xuất huyết. Có thể kể đến một vài nguyên nhân như:
Khi bị nhiễm khuẩn, trên thân cá chép koi sẽ xuất hiện nhiều gân máu, trên người có những vết bầm thâm tím, mắt cá koi bị đục. Nếu tình trạng nặng hơn ngoài những biểu hiện trên thì cá bơi lờ đờ, vây và đuôi bị ăn mòn, thô ráp tại những vị trí bầm tím
Sau khi bị những tình trạng trên, nếu không điều trị kịp thời nó sẽ tấn công tới mang khiến mang bị tưa, cá sẽ từ từ chết dần
Cá chép koi bị xuất huyết có thể là nhiều nguyên nhân trong đó quan trọng nhất chính là do môi trường sống. Môi trường nước không đạt chuẩn, lượng vi khuẩn vượt ngưỡng tấn công mạnh mẽ, đặc biệt là vi khuẩn Aeromonas gây lở loét và xuất huyết hàng đầu ở cá Koi.
Thực tế cá koi bị xuất huyết có thể do nhiều nguyên nhân gây ra
Bệnh xuất huyết ở mang cá là tình trạng cá có mụn nhọ ở động mạch, màu sắc tơ mang nhạt, không đậm màu, đồng thời bị sưng lên. Khi tình trạng bệnh trầm trọn cá sẽ khó thở, phải nổi đầu lên mặt nước dù nồng độ oxy trong nước vẫn bình thường
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do trong thức ăn cá có quá nhiều đạm, cá ăn trong một thời gian dài.
Cá mắc bệnh sẽ bị nỗi lên mặt nước, xung quanh có ít chất nhầy. Sau khi bắt cá cho vào hồ riêng trong khoảng 2 tới 3 giờ sau cá sẽ xuất hiện tình trạng xuất huyết. Một bộ phận ở hàm trên của cá sẽ chuyển dần từ từ sang màu hồng. Nếu không chữa trị kịp thời sau 7 tiếng cá sẽ chết. Khi mổ bụng cá chết thấy gan cá có mỡ, to bất thường
Nguyên nhân gây ra tình trạng này tương tự nguyên nhân của bệnh xuất huyết tính lặn. Cá mắc bệnh sẽ bị xuất huyết ở bụng, đuôi và mang cá
Ngoài ra chúng ta có thể liệt kê một số khía cạnh khác dẫn đến môi trường sống dễ bùng phát bệnh ở cá điển hình như:
Hệ thống lọc nước không hoạt động tốt, gặp trục trặc dẫn đến nguồn nước bẩn, không lưu chuyển làm vi khuẩn tích tụ.
Thức ăn và phân cá thải ra không được xử lý triệt để, dẫn đến khí độc NH3, NO2 tích tụ làm tăng nitrat trong hồ, gây tình trạng cá koi bị stress và ngộ độc cho cá.
Lượng thức ăn cho cá quá nhiều làm hệ thống lọc hiện tại bị quá tải, không lọc kịp.
Môi trường vi sinh đang sử dụng không ổn, vi sinh yếu không đủ khả năng xử lý phân cá, thức ăn thừa, nhớt cá, độ pH trong môi trường không được cân bằng.
Cá Koi mới mua ở cơ sở điều kiện chăm sóc không tốt, không đủ khỏe nếu gặp môi trường lạ và xấu khiến đề kháng của cá kém đi và sẽ bị hại khuẩn tấn công.
Không vệ sinh hồ thường xuyên, không bổ sung vitamin C, men tiêu hóa, hoạt chất tăng đề kháng cho cá.
Bên cạnh đó còn có thể là do cá mới mua về bị nhiễm bệnh nhưng không được cách ly, cá bị va chạm, mật độ đông đúc, gặp phải môi trường xấu dễ bị nhiễm trùng. Đề kháng kém, thiếu hay thừa dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân làm cá bị vi khuẩn tấn công và phát bệnh.
Khi cá chép koi bị xuất huyết chúng ta phải xem xét các khả năng gây ra bệnh cho cá, từ đó có biện pháp khắc phục và tiến hành chữa trị.
Đầu tiên bạn cần phải cách ly cá bị xuất huyết với môi trường gây bệnh. Sau đó chuẩn bị thuốc các loại để diệt khuẩn và phục hồi sức khỏe cho cá.
Có thể sử dụng thuốc tím, xanh metylen, Novadine,... để tiến hành sát trùng cho cá bị xuất huyết.
Nếu dùng thuốc tím thì có thể sử dụng 10g trên 80 -100 lít nước tùy tình trạng cá bệnh nặng nhẹ.
Sau khi tắm cá với thuốc tím cần chuẩn bị một tank nước muối 3%, C sủi khoảng 8 - 10 viên cho một mét khối nước. Cắm sủi bom liên tục từ 1 - 2h để cá phục hồi sau tắm thuốc tím ở cường độ cao.
Tiếp đó dùng 10 viên tetracycline 500mg, 10 viên rifampicin 300mg kháng sinh, cloramin T 5g - 7g(pH<7 - pH>7) cho 1 mét khối. Thay nước khoảng 30% mỗi ngày bổ sung thuốc và muối, thực hiện 3 - 5 ngày rồi kết thúc.
Khi cá ổn định dần vẫn duy trì thay nước 30% mỗi ngày đến khi hết thuốc, giữ lượng muối 1%. Đặc biệt nên tranh thủ thời gian xử lý môi trường, bộ lọc cho hồ nuôi cá.
Khi cá koi bị xuất huyết có thể tắm tím diệt khuẩn và đánh thuốc trị liệu
Bên cạnh đó ngoài sử dụng các loại thuốc quen thuộc này nhiều người còn sử dụng Beta Garlic giúp cá diệt khuẩn, lở loét. Nếu tình trạng cá nặng hơn thì có thể sử dụng kháng sinh như Doxycycline HCl, Oxytetracycline HCl cho ăn hoặc ngâm trong trường hợp cá bỏ ăn.
Dù sử dụng loại thuốc hay phương pháp nào chúng ta cần chú ý đúng liều lượng, và không gây hại đến sức khỏe cá. Đặc biệt vệ sinh hồ cá bộ lọc là điều không thể bỏ qua.
Cá koi bị xuất huyết là do nhiều nguyên nhân chủ yếu đến từ thói quen chăm sóc và môi trường sống. Để cá luôn khỏe mạnh và phòng bệnh hiệu quả chúng ta cần lưu ý những điều sau:
Đảm bảo môi trường sống cho cá:
Môi trường sống sạch, pH chuẩn, đảm vi sinh, đủ không gian bơi lội, đủ oxy, bộ lọc hoạt động tốt. Thay nước và vệ sinh kiểm tra nguồn nước thường xuyên, bổ sung vi sinh khi cần thiết để cá khỏe mạnh không bị mắc phải các bệnh như xuất huyết, trùng mỏ neo cá koi
Đảm bảo dinh dưỡng cho cá:
Đảm bảo lượng thức ăn vừa đủ, dinh dưỡng vừa phải, không thừa không thiếu giúp cân bằng sức khỏe đề kháng cho cá. Thiếu chất hay thừa cũng sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe và sự phát triển của cá.
Ngoài ra cũng cần phải khi mua cũng nên chọn giống cá khỏe, đề kháng cao từ trang trại uy tín để nuôi cá khỏe.
Trên đây là những chia sẻ về tình trạng cá koi bị xuất huyết bao gồm những dấu hiệu và biện pháp khắc phục. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn, giúp bạn có thêm thông tin hữu ích để chăm sóc hiệu quả cho đàn cá koi của mình.
Thông tin liên hệ:
Cá Koi VN & IChi Koi Farm
Địa chỉ: 87 Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 0787.225.999
Email: tranminhtuan93xd@gmail.com
Website: https://sieuthicakoi.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/cakoiTranMinhTuan
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCujfV-XdEnZa99IATvjO1vQ
Tiktok: https://www.tiktok.com/@cakoivn87thinhliet1
Google map: https://goo.gl/maps/NwfHGE9RduoXtR438
TIN TỨC LIÊN QUAN
Review Shinoda Koi Farm Chi Tiết - Trại Cá Koi Nổi Tiếng Nhật Bản
Shinoda Koi Farm là một trong những trang trại koi nổi tiếng tại Nhật Bản, nơi sản xuất và cung cấp những giống cá koi chất lượng cao. Cùng khám phá thêm nhé!
Hướng Dẫn Cách Phân Chia Ngăn Lọc Hồ Cá Koi Và Lắp Đặt Đèn UV Diệt Tảo
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết về các bước thực hiện cách phân chia ngăn lọc hồ cá Koi chuẩn và lắp đặt đèn UV diệt tảo đúng chuẩn. Cùng theo dõi nhé!
Cách Nuôi Và Chăm Sóc Cá Koi Bướm Trong Bể Kính Chi Tiết
Chăm sóc cá Koi Bướm là một quá trình đầy thú vị và đòi hỏi sự kiên nhẫn, nhằm đảm bảo sức khỏe cũng như vẻ đẹp cho những sinh vật sống dưới nước này.