05 Tháng 06, 2022
Cá koi bị lở loét sẽ làm ngoại hình cá trở nên mất thẩm mỹ nghiêm trọng hơn nếu không được xử lý dễ bị nhiễm trùng và gây hậu quả nghiêm trọng. Vậy đây có phải một căn bệnh hay không, cách điều trị như thế nào và cách phòng tránh ra sao cùng Cá Koi VN tìm hiểu qua bài biết dưới đây.
SẢN PHẨM
Cá koi là loài cá dễ chăm sóc ít khi bị nhiễm bệnh, nhưng nếu chăm sóc không đúng cách sẽ làm cá bị bệnh trong đó có tình trạng cá koi bị lở loét mình. Hãy cùng Cá Koi VN nhìn nhận những triệu chứng, tính nguy hiểm, cách điều trị và phòng ngừa căn bệnh.
Cá koi là một động vật hiền lành và dễ chăm sóc, ăn nhiều và thích bơi lội hoạt động, bề ngoài xinh đẹp, uyển chuyển. Vì vậy khi có các dấu hiệu cá koi bị lở loét da bất thường như có các triệu chứng của bệnh thì có thể dễ dàng nhận biết và điều trị kịp thời.
Cơ thể cá có những vết loét, nhỏ màu đỏ có thể xuất hiện ở mang cá, vây cá hoặc thân cá. Khi nặng hơn vết loét to ra có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng
Cá bơi lờ đờ, bơi lẻ, căng thẳng kén ăn hoặc bỏ ăn
Vây cá bị tổn thương, màu sắc vảy da nhợt nhạt, thay đổi
Cá bị bong vẩy ở khu vực bị tổn thương, mất mỹ quan, ngoại hình xuống cấp
Cá bị chấn thương, xây xát dẫn
Các dấu hiệu này cho thấy hành vi lối sống khác lạ của cá, người nuôi cần nắm bắt kịp thời để có những phương án điều trị. Bởi để tình trạng nặng, cá dễ bị nhiễm bệnh nặng hơn, các mầm bệnh khác tấn công, gây lây lan cho đàn và có thể gây hoại tử, cá koi bị chết.
Cá Koi bị lở loét thường có các vết thương hở, bơi lờ đờ thiếu sức sống
Thực tế việc cá Koi bị loét da có thể do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó bao gồm các nguyên nhân như tình trạng cá koi bị xuất huyết như:
Nguồn nước bẩn dễ làm vi khuẩn mầm bệnh tích tụ tấn công cá
Hệ thống lọc nước yếu, không hoạt động, oxy kém
Mật độ cá quá đông dẫn đến cạnh tranh, xây xát, va chạm
Cá bị trầy xước, có vết thương hở dễ bị vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng, sức đề kháng suy giảm dần và không phát hiện chữa trị kịp thời dễ tử vong
Nhiệt độ trong nước thấp, dòng nước không chuyển động, pH thấp
Nhiễm ký sinh trùng, thiếu dinh dưỡng,..
Lây bệnh từ cá mới mua về
Những nguyên nhân này là cơ sở thúc đẩy sự tấn công mạnh mẽ của các loài vi khuẩn gây ra tình trạng lở loét da nghiêm trọng ở cá koi. Trong đó các vị khuẩn như: Aphanomyces invadans, pseudomonas, aeromonas,... là những “thành phần” cơ hội hay tấn công cơ thể cá gây ra những vết loét trên cơ thể cá.
Tương tự như các bệnh khác trên cá koi như trùng mỏ neo ở cá koi, thì việc phát hiện sớm và điều trị là yếu tố quyết định tới tình trạng của cá.
Nếu cá Koi bị loét nhẹ, có thể vớt cá ra và cạo sạch loét bằng tay. Sau đó, bôi thuốc tím hoặc povidine mỗi ngày để sát trùng cho đến khi cá khỏi loét và vết thương trên da đã lành. Nếu có nhiều cá bị nhiễm bệnh, có thể sử dụng muối hột hoặc thuốc tím để ngâm hoặc tắm trong vòng 4-5 ngày để chữa bệnh.
Khi phát hiện cá Koi bị lở loét cần cách ly và điều trị ngay
Điều trị bằng thuốc MELAFIX chuyên trị các vết lở loét, xuất huyết, xước mình, rách da, tróc vảy,… có tác dụng chữa lành và ngăn ngừa sự lây lan thêm vô cùng hiệu quả. Đặc biệt, MELAFIX được đánh giá loại thuốc có độ an toàn cao không gây ảnh hưởng đến các sinh vật có lợi và sức khỏe của cá.
Đầu tiên chúng ta cũng cần cách ly những chú cá bị nhiễm bệnh sang một bể khác, tiến hành pha thuốc liều lượng 5ml/38 lít nước. Sử dụng mỗi ngày 1 lần và trong 7 ngày liên tục để thấy được hiệu quả.
Ngoài những cách này, chúng ta còn có thể sử dụng một số loại thuốc kháng khuẩn, sát trùng hay biện pháp khác để trị cho cá koi bị lở loét như: sử dụng muối và methylen, thuốc Kanaflex,... Bên cạnh đó, chủ cá cũng có thể bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng cho cá giúp cá tăng cường đề kháng, khỏe mạnh hơn. Trong đó thực phẩm nhóm Astaxanthin là lựa chọn hàng đầu giúp ngăn ngừa chống lại vi khuẩn gây bệnh lở loét cho cá chép Koi.
Đảm bảo điều kiện sống, dinh dưỡng giúp ngăn ngừa cá Koi bị lở loét
Cá koi bị lở mình được xem là một trong những bệnh khá nguy hiểm cho koi, tuy nhiên chỉ cần luôn chú ý phòng ngừa thì đàn cá cũng không dễ mắc bệnh. Trong đó những điều cần lưu ý để giúp cá phòng bệnh hiệu quả có thể kể đến như:
Luôn đảm bảo môi trường sống cho cá: Đây là điều vô cùng quan trọng, bởi thực tế nguyên nhân gây ra bệnh ở cá koi hầu hết đều do nguồn nước không đảm bảo. Cần thay nước thường xuyên, đảm bảo độ pH, nhiệt độ, oxy, máy lọc hoạt động hiệu quả. Đây là điều giúp cá koi sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho cá: Thiếu chất cũng làm cá bị còi cọc, hệ miễn dịch kém và dễ bị vi khuẩn tấn công.
Đảm bảo mật độ cá phù hợp: Mật độ cá đông dễ làm cá bị thương, va chạm cạnh tranh, không đủ điều kiện sống.
Cách ly cá mới mua trước khi thả vào bể cá chung để đảm bảo sức khỏe cả đàn.
Như vậy Cá Koi VN đã chia sẻ đến bệnh về triệu chứng và cách điều trị khi cá koi bị lở loét da và những cách phòng ngừa. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn, giúp bạn có thêm thông tin hữu ích cho mình.
Thông tin liên hệ:
Cá Koi VN & IChi Koi Farm
Địa chỉ: 87 Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 0964.854.888
Facebook: https://www.facebook.com/cakoivnhanoi
Email: tranminhtuan93xd@gmail.com
TIN TỨC LIÊN QUAN
Thuốc Mê Cá Koi Tác Dụng Nhanh Và An Toàn
Thuốc mê cá Koi - chỉ nghe tên gọi thôi cũng đủ khiến chúng ta tò mò, không biết đây là thuốc gì và có công dụng ra sao. Đặc biệt là sử dụng như thế nào để mang lại hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho những chú cá.
#[Tìm Hiểu] Đá Nham Thạch Trắng Và 3 Công Dụng Hoàn Hảo
Đá nham thạch được chia thành 2 loại là nham thạch đỏ và nham thạch trắng. Phạm vi bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin về đá nham thạch trắng - loại đá được cho là vật liệu lọc hoàn hảo cho hồ cá, bể cá.
#1 Vai Trò Và Tác Dụng Của Sứ Lọc Đối Với Bể Cá
Khám phá tác dụng của thanh sứ lọc bể cá trong việc cải thiện chất lượng nước và sức khỏe của cá cảnh. Xem cách thanh sứ lọc giúp loại bỏ chất độc, tăng cường vi sinh vật có lợi và duy trì môi trường lý tưởng cho cá trong bể cá của bạn