Đối với cá Koi nếu môi trường sống không đảm bảo thực sự sạch sẽ thì cá Koi rất dễ nhiễm các bệnh ngoài da đặc biệt là ký sinh trùng. Vậy cá Koi bị ký sinh trùng có nguy hiểm hay không và cách phòng ngừa như thế nào, bài viết này sẽ cung cấp thêm cho các bạn một số thông tin.
SẢN PHẨM
Đối với cá Koi nếu môi trường sống không đảm bảo thực sự sạch sẽ thì cá Koi rất dễ nhiễm các bệnh ngoài da đặc biệt là ký sinh trùng. Vậy cá Koi bị ký sinh trùng có nguy hiểm hay không và cách phòng ngừa như thế nào, bài viết này sẽ cung cấp thêm cho các bạn một số thông tin.
Cá Koi bị ký sinh trùng là một bệnh phổ biến ở loài cá này. Để phòng ngừa bệnh này cho cá sẽ có một vài điểm chúng ta cần lưu ý như sau:
Ký sinh trùng trên cá Koi thường là ký sinh trùng Chilodonella hoặc rận cá Argulus thường sống bám trên da, vây, mang hay hốc mắt hoặc hốc miệng của cá. Các loại ký sinh trùng này có hình dạng giống quả lê hoặc hình cái tai. Chúng có nhiều lông mao và kích thước từ 30 đến 70mm.
Ký sinh trùng Chilodonella sống trong mang cá
Các loại ký sinh trùng gây ra rất nhiều tác hại cho cá thậm chí dẫn đến tử vong. Nếu ký sinh trùng sống trên da cá sẽ làm ảnh hưởng đến màu sắc của cá Koi, gây mất thẩm mỹ và dễ lây lan sang cả hồ cá.
Ký sinh trùng trên cá Koi thì có rất nhiều tác hại, đặc biệt có thể dẫn đến cái chết ở cá. Dưới đây là một vài tác hại của ký sinh trùng, bạn sẽ hiểu rõ hơn vì sao cần phòng tránh hiện tượng này:
Dồn nén hoặc làm tắc nghẽn các hệ thống cơ quan nội tạng của cá: Ký sinh trùng là sinh vật sống nhờ trên cá nên có thể lấy đi các chất dinh dưỡng từ cá làm cho cá bị liệt các hệ thống cơ quan nội tạng dẫn đến hoại tử hoặc cá koi bị chết.
Lấy hết chất dinh dưỡng của cá: Khi cá Koi không có đủ dinh dưỡng sẽ không thể phát triển bình thường được.
Gây tổn thương phần thịt và da của cá Koi: Khi cá Koi bị ký sinh trùng thì cá koi bị ngứa mình. Điều này khiến cho cá Koi có hiện tượng bơi điên cuồng và vô cùng khó chịu. Ngoài ra nó còn khiến phần da cá bị tổn thương, thậm chí mưng mủ.
Làm cá bị nhiễm độc tố: Ký sinh trùng sống trên da cá sẽ thực hiện trao đổi chất như bình thường, vì thế sự bài tiết của ký sinh trùng đều đi vào cơ thể của cá. Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến cá ví dụ như rận cá thì vừa ký sinh, vừa phóng ra chất độc.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cá Koi bị nhiễm ký sinh trùng. Trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là chất lượng nước không đảm bảo. Cá Koi nổi tiếng là loài vật phải sống trong môi trường cực kỳ sạch sẽ. Vậy nên chỉ cần nguồn nước không đảm bảo là cá cũng có thể nhiễm bệnh. Ngoài ra còn một vài các nguyên nhân khác như:
Thời tiết thay đổi, tiết giao mùa ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cá
Cá được nuôi trong mật độ quá dày, diện tích bể nhỏ, lượng nước ít
Cá từ ban đầu đã không khỏe mạnh, mang sẵn nguồn bệnh trong người
Chất lượng nước không đảm bảo
Tìm hiểu thêm những loại bệnh của cá koi:
Một vài dấu hiệu để chúng ta có thể nhận ra các Koi đang bị ký sinh trùng:
Xuất hiện những chấm trắng hoặc những mảng trắng trên lưng cá
Cá bơi một cách bất thường, hay cọ sát vào thành bể do ngứa hoặc lao lên trên mặt nước.
Vây cá kẹp chặt làm cá khó bơi
Cá bơi chậm, siêu vẹo, dáng bơi không bình thường
Cá hay ngoi lên trên mặt nước và thở gấp
Da cá bị kích ứng, tiết nhiều chất nhầy
Cá đứng bất động một chỗ
Cá bỏ ăn hoặc ăn ít hơn
Nếu bệnh nặng cá có thể hôn mê
Cá Koi xuất hiện những mảng trắng trên da
Có nhiều cách trị bệnh cho cá koi bị ký sinh trùng khác nhau. Tuỳ vào điều kiện môi trường sống của cá để lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp.
Tắm muối: Đây là phương pháp điều trị ký sinh trùng trên cá Koi đơn giản nhất. Muối có tác dụng sát khuẩn rất tốt. Đầu tiên cần cách ly cá bệnh ra khỏi hồ cá và cho cá tắm muối hằng ngày. Nên cho cá tắm muối 2 tiếng/ngày với nồng độ muối 0.5%, 30 phút với nồng độ muối 1.5% và 15 phút với nồng độ muối 2,5%. Phương pháp này khá đơn giản, dễ làm và rẻ tiền nhưng tuy nhiên chỉ áp dụng được với những trường hợp bệnh nhẹ.
Sử dụng Potassium Permanganate: Đây là một loại hoá chất yếu có tác dụng phá vỡ các mô của ký sinh trùng. Khi sử dụng hoá chất cần lưu ý về liều lượng và sử dụng đúng cách để đảm bảo an toàn cho cá.
Sử dụng Formalin và Malachite Green: Nếu như sử dụng hai cách trên mà hiện tượng ký sinh trùng không suy giảm thì hỗn hợp này là cách cuối cùng. Nhưng tuy nhiên đây là một hỗn hợp hoá chất mạnh có thể tồn tại trong nước nhiều tháng sau đó gây ra những vấn đề nguy hiểm cho cá. Hỗn hợp này thường được bán dưới dạng kem bôi da hoặc dạng lỏng để hoà vào nước. Chúng ta có thể dễ dàng tìm mua các loại hoá chất chuyên dụng tại các cửa hàng dụng cụ nuôi cá cảnh.
Giữ hồ sạch sẽ để phòng bệnh cho cá Koi
Chăm sóc hồ cá tốt sẽ là cách phòng ngừa ký sinh trùng cho cá Koi hiệu quả nhất. Ký sinh trùng xuất hiện nhiều vào mùa hè và mùa thu nên chúng ta nên thực hiện những việc sau để phòng tránh bệnh cho cá:
Thả vôi sống xuống hồ nhằm diệt khuẩn nước, đảm bảo nguồn nước luôn sạch
Sử dụng những loại thuốc chuyên dụng với liều lượng đúng để sát trùng nguồn nước
Tiến hành sát khuẩn và thay nước thường xuyên. Khi cá Koi bị ký sinh trùng thì nên thay nước hàng ngày và sát trùng bằng các dung dịch như clodioxit hay lodine
Tắm cho cá Koi bằng dung dịch xanh Malachite 0.05 ppm
Tăng nhiệt độ nước lên 25 độ C
Giảm mật độ nuôi cá, cách ly những con cá bệnh
Ký sinh trùng là một bệnh phổ biến thường gặp ở cá Koi và nó gây ra rất nhiều tác hại nguy hiểm. Để phòng bệnh cho cá Koi, cách tốt nhất là chúng ta luôn giữ nguồn nước thật sạch sẽ, khử trùng đều đặn, thường xuyên.
Thông tin liên hệ:
Cá Koi VN & IChi Koi Farm
Địa chỉ: 87 Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 0787.225.999
Email: tranminhtuan93xd@gmail.com
Website: https://sieuthicakoi.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/cakoiTranMinhTuan
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCujfV-XdEnZa99IATvjO1vQ
Tiktok: https://www.tiktok.com/@cakoivn87thinhliet1
Google map: https://goo.gl/maps/NwfHGE9RduoXtR438
TIN TỨC LIÊN QUAN
Review Shinoda Koi Farm Chi Tiết - Trại Cá Koi Nổi Tiếng Nhật Bản
Shinoda Koi Farm là một trong những trang trại koi nổi tiếng tại Nhật Bản, nơi sản xuất và cung cấp những giống cá koi chất lượng cao. Cùng khám phá thêm nhé!
Hướng Dẫn Cách Phân Chia Ngăn Lọc Hồ Cá Koi Và Lắp Đặt Đèn UV Diệt Tảo
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết về các bước thực hiện cách phân chia ngăn lọc hồ cá Koi chuẩn và lắp đặt đèn UV diệt tảo đúng chuẩn. Cùng theo dõi nhé!
Cách Nuôi Và Chăm Sóc Cá Koi Bướm Trong Bể Kính Chi Tiết
Chăm sóc cá Koi Bướm là một quá trình đầy thú vị và đòi hỏi sự kiên nhẫn, nhằm đảm bảo sức khỏe cũng như vẻ đẹp cho những sinh vật sống dưới nước này.