messChatItem

Chat Face

zaloChatItem

Chat Zalo

phoneChatItem

Phone

Gọi ngay: 0787225999

Gọi ngay: 093 226 22 88

#Các Loại Bệnh Thường Gặp Ở Cá Cảnh Và Cách Chữa Bệnh Hiệu Quả

#Các Loại Bệnh Thường Gặp Ở Cá Cảnh Và Cách Chữa Bệnh Hiệu Quả

Các bệnh thường gặp ở cá cảnh gồm những bệnh nào? Nguyên nhân gây ra các bệnh ở cá cảnh là gì? Cách chữa bệnh cho cá cảnh ra sao? Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây!

Nuôi cá cảnh là thú vui hiện được nhiều người theo đuổi. Tuy nhiên, nuôi cá cảnh cũng rất cầu kỳ và công phu, đặc biệt là khi cá mắc bệnh, cần có những biện pháp khắc phục kịp thời để tránh gây tổn hại cho cá và gia chủ. Vậy cùng tìm hiểu các bệnh thường gặp ở cá cảnh và cách chữa bệnh cho cá cảnh hiệu quả ngay sau đây! 

1. Nguyên nhân gây bệnh ở cá cảnh 

Như đã nói ở trên nuôi cá cảnh đang là thú chơi được nhiều người theo đuổi trong những năm gần đây. Điều thu hút nhất ở việc nuôi cá cảnh có lẽ là vẻ đẹp không rời mắt được của các loại cá cảnh. Bên cạnh đó, nuôi cá cảnh còn giúp cho gia chủ luyện tập được tính kiên trì, nhẫn nại và tỷ mỷ. Một số loài cá còn là biểu tượng cho sự giàu sang, phú quý và tài lộc như cá Koi, la Hán, cá ba đuôi… 

Tuy nhiên, nuôi cá cảnh cũng cần rất nhiều công phu. Bởi chị một chút bất cẩn cũng có thể khiến cá mắc bệnh. Vậy các bệnh thường gặp ở cá cảnh là có nguyên nhân do đâu? Cùng tìm hiểu kỹ vấn đề này, từ đó có cách chữa bệnh cho cá cảnh hiệu quả. 

bệnh cá cảnh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cá cảnh bị bệnh

Các bệnh ở cá cảnh là do những nguyên nhân cụ thể sau: 

  • Cá không kịp thích nghi với nhiệt độ của nước thay đổi đột ngột thì cá bị bệnh dễ hơn. 

  • Với độ pH trong nước thay đổi đột ngột không phù hợp với cá cũng sẽ khiến cá dễ mắc bệnh

  • Nước trong hồ/ bể lâu ngày không được thay/ lọc cẩn thận khiến chất lượng oxy không còn được đảm bảo. Bên cạnh đó, việc không đầu tư sục oxy cũng sẽ khiến cá dễ mắc bệnh và chết. 

  • Cho cá ăn quá nhiều khiến cá bị đầy bụng, khó tiêu, mặt khác lượng thức ăn dư thừa rơi xuống đáy bể cá sẽ khiến môi trường nước trong hồ nhanh chóng bị ô nhiễm, từ đó càng khiến cá dễ dàng mắc bệnh.

  • Cá bị bệnh đa phần là do các loại ký sinh trùng gây nên. 

  • Do động vật vờn cá, tấn công khiến cá cảm thấy mệt mỏi, lờ đờ, stress… từ đó khiến cá bị bệnh. 

2. Các bệnh thường gặp ở cá cảnh và cách chữa bệnh cho cá cảnh hiệu quả 

Từ những nguyên nhân trên chúng ra có thể thấy được chỉ cần một chút bất cẩn cũng có thể dễ dàng gây nên bệnh cá cảnh. Vậy cùng tìm hiểu các bệnh ở cá cảnh và cách chữa bệnh cho cá cảnh hiệu quả ngay sau đây nhé: 

2.1. Bệnh nấm đốm trắng ở cá cảnh

Đây được xem là một trong các bệnh thường gặp ở cá cảnh nhất. Biểu hiện cụ thể là xuất hiện những đốm trắng ở trên thân hình và vây cá gây ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ của cá. Bên cạnh đó, khi mắc bệnh cá thường có biểu hiện bỏ ăn, mệt mỏi, lờ đờ.

Cách chữa bệnh cho cá cảnh bị nấm đốm trắng hiệu quả: Đã có loại thuốc chuyên dụng dành cho bệnh nấm đốm trắng ở cá cảnh, được bán phổ biến ở những cửa hàng chuyên bán “đồ chơi” cá cảnh chuyên dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể nâng nhiệt độ nước trong hồ lên 35 độ trong vòng 4 ngày và pha thuốc tím cho bể cá với tỷ lệ 1g/1L nước. 

bệnh ở cá cảnh

Cá cảnh bị nấm đốm trắng 

2.2. Bệnh thối miệng, nấm miệng ở cá cảnh 

Đây cũng là một trong các bệnh thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là ở những bể cá có lượng thức ăn dư thừa khiến cho môi trường sống của cá cảnh bị ô nhiễm. Bệnh xảy ra tại vùng miệng của cá, khi mắc bệnh sẽ có hiện tượng lở loét, sần sùi, cá bỏ ăn vì đau đớn. 

Cách chữa bệnh cho cá cảnh khi bị thối miệng và nấm miệng đó là sử dụng kháng sinh chuyên dụng ở những cửa hàng bán đồ nuôi cá cảnh. Ngoài ra, nên thay nước, lọc nước kỹ lưỡng để đảm bảo vệ sinh môi trường sống của cá. 

2.3. Bệnh cá cảnh bị rung 

Đây là loại bệnh cá cảnh khá đặc biệt, nhưng cũng không ít những chú cá cảnh chẳng may mắc phải. khi mắc bệnh rung cá cảnh sẽ có những biểu hiện lắc mình rất nhanh tại chỗ nhưng lại không di chuyển được cm nào. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiệt độ nước trong bể quá lạnh, đặc biệt là vào mùa đông khiến cá run rẩy nhiều thành tật.

Cách chữa bệnh cá cảnh bị rung đơn giản đó là điều chỉnh nhiệt độ nước sao cho chuẩn, phù hợp với từng loại cá cảnh khác nhau. 

các bệnh thường gặp ở cá cảnh

Cá cảnh bị rung

2.4. Bệnh phù ở cá cảnh 

Biểu hiện lớn nhất của bệnh phù ở cá cảnh đó là thân thể cá bị sưng lên ở một vị trí nào đó hoặc toàn bộ phần thân. Nguyên nhân sâu xa của bệnh này là do các bộ phận bên trong cơ thể cá cảnh bị sưng nề hoặc phù do viêm nhiễm. 

Bệnh này tới hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa đặc hiệu. Hơn nữa lại là bệnh có thể lây nhiễm ra những con cá khác trong bể, vì vậy tốt nhất là khi phát hiện ra cá cảnh mắc bệnh phù, bạn nên cách ly chúng ra khỏi bể để tránh ảnh hưởng đến những chú các khác trong bể. 

các loại bệnh ở cá cảnh

Cá cảnh bị bệnh phù 

2.5. Bệnh cá cảnh bị thối đuôi - vây

các loại bệnh cá cảnh

Bệnh cá cảnh bị thối đuôi - vây

Cũng như bệnh thối miệng, nguyên nhân từ một loại ký sinh trùng khiến cho cá cảnh bị thối đuôi - vây. Buổi hiện lớn nhất ở phần đuôi - vây có những vết lở loét, vây đuôi bị rách, dị dạng. Bệnh này còn có thể xảy ra khi cá trong bể đánh nhau, cá nuôi với mật độ dày đặc, có những tiểu cảnh quá sắc nhọn khiến đuôi và vây cá bị tổn thương, ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ. 

Để chữa được bệnh cá cảnh bị thối đuôi bạn cần tìm ra rõ nguyên nhân vì sao cá bị thối đuôi. Nếu do các loại ký sinh trùng hay vi khuẩn thì có thể cho dùng kháng sinh. Còn do các tác nhân chủ quan và khách quan khác thì tùy vào từng nguyên nhân để có cách khắc phục hiệu quả. 

2.6. Bệnh sưng mắt ở cá cảnh

chữa bệnh cá cảnh

Bệnh sưng mắt ở cá cảnh

Trong các bệnh thường gặp ở cá cảnh thì bệnh sưng mắt được xem là loại bệnh khá nguy hiểm. Biểu hiện cụ thể của bệnh cá cảnh bị sưng mắt đó là mắt cá sưng phồng kèm theo triệu chứng lờ đờ mệt mỏi. Bệnh này cũng xảy ra bởi nhiều nguyên nhân như nấm, nhiễm khuẩn, nước bẩn, bị cá khác cắn…

Cách chữa bệnh cho cá cảnh bị sưng mắt đó là cần cách ly cá và thay nước thường xuyên để mắt có thời gian tự phục hồi. Có thể chữa trị bằng muối epsom tức muối MgSO4 ngậm nước (1 muỗng trà/ 20 lít, sau 3 ngày giảm còn nửa muỗng).

2.7. Bệnh nấm mốc nước ở cá cảnh

Chữa bệnh ở cá cảnh

Bệnh nấm mốc nước ở cá cảnh

Đây là bệnh thường gặp ở cá cảnh, rất khó phát hiện bằng mắt thường khi bệnh mới xuất hiện, chỉ có thể thấy khi cá đã mắc bệnh nặng. Nguyên nhân gây bệnh nấm mốc nước là do các loại nấm Achlya, Saprolegnia, Leptolegnia.. gây ra. Khi cá mắc bệnh sẽ xuất hiện các sợi nấm mảnh và dần dần trở thành các búi mấn trắng như bông, cá bơi lờ đờ, ngứa ngáy thường cọ người vào thành hồ.

Có thể điều trị bệnh này bằng cách ngâm cá vào trong nước muối. Hòa tan 15-30g muối trong 1 lít nước, ngâm trong thời gian 15-30 phút. Lập lại trong mấy ngày là tình trạng cá sẽ có thể cải thiện hơn

2.8. Bệnh bong bóng ở cá cảnh

bệnh cá cảnh

Bệnh bong bóng ở cá cảnh

Cá không thể giữ thăng bằng khi bơi, thường lật nghiêng, chìm xuống đáy, đầu bơi chỏng lên trên hoặc đuôi chỏng lên..

Nguyên nhân phổ biến của bệnh bàng quang ở cá cảnh có thể bao gồm:

  • Cơ thể của cá bị dị tật bẩm sinh.
  • Cá bị táo bón (bệnh này làm bong bóng khí nở ra): do cá nuốt không khí trên mặt nước khi ăn hoặc có quá nhiều không khí trong thức ăn viên, đặc biệt là thức ăn khô nổi.
  • Một số nguyên nhân khác: bệnh gan nhiễm mỡ, nang thận.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng cũng có thể liên quan đến bệnh bóng nước.

Cách điều trị:

Ngừng cho cá ăn trong 2-3 ngày. Tăng nhiệt độ nước và giúp cá bơi dễ dàng hơn bằng cách hạ thấp mực nước. Tăng nhiệt độ của nước sẽ hỗ trợ tiêu hóa và giúp tránh táo bón.

Sử dụng các loại thuốc kháng sinh bán sẵn nếu cần thiết. Ở đây, bạn sẽ tìm thấy nhiều lựa chọn kháng sinh cho bệnh viêm bàng quang.

Nếu tình trạng của cá không được cải thiện, vấn đề không phải ở bàng quang của cá mà là ở cơ quan khác hoặc cá bị nhiễm trùng. Ở giai đoạn này, bạn cần gọi cho bác sĩ cá để được tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời.

2.9. Bệnh đường ruột ở cá cảnh

Nếu cá cảnh bị bệnh đường ruột ruột hoặc đi phân trắng, bụng sưng to, cá thường trốn vào một góc không chịu ăn, bụng phình to từ 5-6 giờ, không xẹp xuống và xuất hiện các sợi trắng, kéo dài từ hậu môn.

Nguyên nhân:

Do thức ăn để quá lâu bị ôi thiu, thức ăn chưa được rã đông hoặc có thể do môi trường nước thay đổi đột ngột làm cá bị sốc nhiệt, sốc nước.

Cách điều trị:

Để điều trị bệnh viêm đường ruột ở cá thì bạn nên cung cấp thêm chất xơ vào trong khẩu phần ăn của cá cảnh. Trong tự nhiên, các loài cá săn mồi hoặc ăn tạp sẽ tiêu thụ các loại rêu tảo và thực vật khác, cung cấp chất xơ từ ruột của con mồi.

2.10. Cá cảnh bị cảm lạnh

Nguyên nhân:

Bệnh cảm lạnh ở cá cảnh chủ yếu xuất phát từ sự thay đổi nhiệt độ nước đột ngột. Sự chênh lệch nhiệt độ này khiến cá không thể thích nghi, dẫn đến tình trạng phát bệnh. Cụ thể, sự thay đổi nhiệt độ có thể xảy ra trong các trường hợp sau:

  • Nhiệt độ nước tăng hoặc giảm quá nhanh khi thực hiện thay nước.
  • Vào mùa đông lạnh hoặc đầu xuân, khi nước ở đáy bể nuôi nông, nước trên bề mặt có thể bị đóng băng, gây tổn thương cho cá do lạnh.
  • Nhiệt độ nước thay đổi mạnh trong quá trình vận chuyển cá đường dài.
  • Việc thay nước thường xuyên vào mùa đông và mùa xuân có thể làm nhiệt độ nước thay đổi đột ngột, gây kích thích cho đầu mút dây thần kinh của cá và dẫn đến rối loạn chức năng.

Khi cá cảnh bị bệnh, thường có các triệu chứng như chán ăn, tinh thần uể oải và không hưng phấn. Ban đầu, cá có thể biểu hiện bằng việc vây teo lại và không còn sức bơi lội trong nước.

Khi bệnh trở nặng, cá có thể nổi trên mặt nước hoặc bơi một mình xuống đáy bể để ẩn náu, di chuyển chậm chạp. Nếu có tác động, cá sẽ bơi một chút rồi lại dừng lại. Bệnh cảm lạnh ở cá cảnh thường đi kèm với triệu chứng chán ăn, cá không ăn mồi. Tuy nhiên, bên ngoài cơ thể cá thường không có dấu hiệu rõ rệt.

Phương pháp điều trị cho cá cảnh bị cảm lạnh

Khi phát hiện cá cảnh có dấu hiệu bệnh, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Tiến hành cách ly cá bệnh, sử dụng nước cũ từ hồ hoặc bể trong quá trình cách ly.
  • Rắc chất khử trùng Biquaternary Ammonium iodine lên cá.
  • Hòa một lượng Natri Bicacbonat (Soda) thích hợp vào nước để tạo dung dịch tắm cho cá, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng cường sức khỏe.
  • Thêm muối biển theo tỷ lệ hợp lý để khử trùng và nâng cao khả năng trao đổi chất của cá.
  • Tránh việc thường xuyên vớt cá ra khỏi nước khi chúng bị bệnh.
  • Đảm bảo chất lượng nước, ngừng cho cá ăn, cung cấp thêm oxy và tăng nhiệt độ nước. Tốt nhất là không nên tăng quá 3°C mỗi ngày.

Xem thêm#[Tìm Hiểu] Các Loại Bệnh Ở Cá Koi Và Cách Trị Bệnh Hiệu Quả

3. Phương pháp phòng ngừa bệnh cho cá cảnh

3.1. Nâng cao sức đề kháng

Sức đề kháng của cá cảnh chịu ảnh hưởng lớn từ chế độ chăm sóc và dinh dưỡng. Việc cho cá ăn cần được thực hiện đúng giờ, đảm bảo cả về chất lượng lẫn số lượng. Thức ăn cho cá cần được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng (đối với mồi sống) nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập của ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh.

Cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe của cá để phát hiện sớm các triệu chứng bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời. Trước khi sử dụng thuốc, nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ thú y. Không nên tự ý điều trị tại nhà nếu không có đủ kinh nghiệm.

Mỗi loại cá sẽ có những yêu cầu riêng về môi trường sống. Khi nuôi nhiều loại cá khác nhau, người nuôi nên tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia.

3.2. Thay nước cho bể cá cảnh

Thay nước cho bể cá là một công việc cần thực hiện cẩn thận. Khi thay nước, hãy từ từ cho nước mới vào bể. Cá mới thả vào hồ cần có thời gian để thích nghi với nhiệt độ môi trường. Biên độ nhiệt độ không nên vượt quá ±3°C. Cần chú ý đến sự thay đổi của thời tiết để tránh tình trạng nhiệt độ nước tăng hoặc giảm đột ngột.

Dù là mùa nào, việc thay nước cũng cần đảm bảo sự cân bằng giữa nước mới và nước cũ. Nếu thay nước vào mùa đông, nên thực hiện vào buổi trưa để tránh làm cá bị stress và dễ mắc bệnh.

Không nên thay nước mà không có kiến thức về chất lượng nước. Mỗi lần thay nước cần tuân thủ nguyên tắc không làm thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Khi mới mua cá cảnh, cần di chuyển một cách từ từ, đặc biệt là với cá chép Koi, vì chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường nước và nhiệt độ, có thể dẫn đến bệnh tật nghiêm trọng.

Ngoài ra, đối với các loại cá như cá Rồng, cá vàng, cũng cần lưu ý không thay nước khi có gió lớn. Đối với bể cá ngoài trời, sau khi mùa đông đến, nên tăng mực nước và thêm các vật che chắn để bảo vệ cá cũng như hạn chế những bệnh thường gặp trên cá cảnh.

4. Các loại thuốc chữa bệnh cho cá cảnh

4.1. Thuốc trị bệnh cá cảnh Thomas Labs

Đây là một loại thuốc chữa những bệnh thường gặp trên cá cảnh, sử dụng được cá nước mặn và cá nước ngọt. Đặc biệt là bệnh nhiễm khuẩn ở cá do vi khuẩn có hại gây ra. Thuốc chữa bệnh cho cá cảnh Thomas Labs có thể đặc trị các bệnh: ngộ độc, xù vảy, loét da, chảy máu… Có thể chống lại tất cả các vi khuẩn Gram dương và Gram âm.

Thuốc kháng khuẩn cá cảnh Thomas Labs rất dễ sử dụng, chỉ cần một viên. Hòa tan trong nước bể cá mỗi ngày một lần. Sử dụng tối thiểu 5 ngày và tối đa là 10 ngày. Xin lưu ý rằng bạn có thể thay 20% nước và sử dụng bộ lọc trong bể cá.

4.2. Thuốc chữa bệnh cá cảnh API

Thuốc chữa bệnh cá cảnh API

Thuốc API dùng chữa bệnh cho các loại cá cảnh

Đây là một trong những loại thuốc cá cảnh được khuyến khích sử dụng với độ an toàn tuyệt đối cho cả cá cảnh, cây thủy sinh và nước hồ cá. Thuốc trị bệnh cá cảnh API giúp điều trị nhiễm trùng và ngăn không cho nó lây lan.

Chữa trị một số bệnh bể cá thường gặp như: nấm miệng cá cảnh, nấm mang, bệnh nhầy, nhiễm trùng, chảy máu… Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm lành vết thương và tổn thương mô. Khi sử dụng thuốcAPI, bạn sẽ thấy hiệu quả sau khoảng 48 giờ.

4.3. Thuốc chữa bệnh Kordon

Loại thuốc này chuyên trị các loại nấm trên cá và ngăn ngừa sự phát triển của chúng trên cá trứng cá, đốm trắng, ký sinh trùng ... Trong một số trường hợp cá bị ngộ độc xyanua và nitrit cũng có thể dùng loại thuốc này.

Thuốc trị bệnh cá cảnh Kordon được sản xuất tại Mỹ. Với 100% thành phần hữu cơ không độc hại. An toàn cho cá, trứng, cá con, thực vật thủy sinh, san hô, hải quỳ ... Sự lựa chọn hoàn hảo cho bể cá của bạn.

4.4. Thuốc chữa bệnh cá cảnh Seachem

Thuốc chữa bệnh cá cảnh Seachem

Thuốc Seachem

Seachem không chứa formaldehyde hoặc methanol. Sử dụng Seachem giúp bảo vệ lớp nhờn của cá, giảm stress và thải độc amoniac. Đồng thời, các chất trong chế phẩm liên kết trực tiếp với protein, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và hạn chế nhiễm trùng. Có hiệu quả tiêu diệt ký sinh trùng, điều trị nấm, vi khuẩn và vi rút.

Sản phẩm dành cho cá cảnh an toàn cho môi trường thủy sinh. Không làm thay đổi nhiều độ pH của nước hồ cá. Tương thích với các sản phẩm thuốc khác được sử dụng đồng thời. 

4.5. Thuốc trị bệnh cá cảnh Hikari

Có thể dùng thuốc cá cảnh Hikari Prasipro là phương pháp hữu hiệu nhất để tiêu diệt các loại ký sinh trùng của cá cảnh như giun sán, sán dây, giun dẹp ...

Thuốc cá cảnh được khuyên dùng cho mọi môi trường thủy sinh. Bao gồm ao, hồ cá nước ngọt và nước mặn. Hikari không có tác dụng phụ. Không độc hại đối với động vật và thực vật có trong bể cá.

Thông tin liên hệ:

Cá Koi VN & IChi Koi Farm

Địa chỉ: 87 Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0787.225.999

Email: tranminhtuan93xd@gmail.com

Website: https://sieuthicakoi.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/cakoiTranMinhTuan

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCujfV-XdEnZa99IATvjO1vQ

Tiktok:  https://www.tiktok.com/@cakoivn87thinhliet1

Google map: https://goo.gl/maps/NwfHGE9RduoXtR438

Trần Minh Tuấn

CEO

Tôi là Trần Minh Tuấn (CEO tại Siêu Thị Cá Koi VN) Chuyên gia trong lĩnh vực Cá Koi. Là một người yêu thích và đam mê Cá Koi nên tôi muốn lập ra trang này để chia sẻ và giới thiệu về các dòng cá Koi cho những người yêu cá koi có thể biết thêm nhiều thông tin về dòng cá rất đặc biệt này

Xem chi tiết >>

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

ĐĂNG KÝ

Loading

TIN TỨC LIÊN QUAN

#Thiết Kế Hồ Koi An Toàn Cho Trẻ Nhỏ - Mẹo & Những Lưu Ý Quan Trọng

#Thiết Kế Hồ Koi An Toàn Cho Trẻ Nhỏ - Mẹo & Những Lưu Ý Quan Trọng

Vậy thiết kế hồ Koi thế nào để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ mà vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên của hồ? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề trên.

Cập Nhật Danh Sách Các Trại Cá Koi Nhật Nổi Tiếng Nhất

Cập Nhật Danh Sách Các Trại Cá Koi Nhật Nổi Tiếng Nhất

Trại cá koi Nhật luôn thu hút sự quan tâm của những người đam mê loại cá quý này bởi chất lượng và vẻ đẹp nổi bật. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây!

Review Sekiguchi Koi Farm - Trại Cá KOI Showa Nổi Tiếng Nhật Bản

Review Sekiguchi Koi Farm - Trại Cá KOI Showa Nổi Tiếng Nhật Bản

Với lịch sử lâu đời và những kỹ thuật tiên tiến, Sekiguchi koi farm đã tạo ra những chú cá koi chất lượng cao, thu hút sự chú ý của các tín đồ yêu thích cá cảnh

sieu-thi-ca-koi

Chuyên cung cấp các dòng Cá Koi Nhật Bản nhập khẩu chất lượng cao có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giấy tờ đầy đủ

Địa chỉ: 87 Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

0787225999 093 226 22 88 tranminhtuan93xd@gmail.com
DMCA.com Protection Status

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

ca-koi

Copyright © 2022 sieuthicakoi.vn. All Rights Reserved. Design Web and Seo by FAGO AGENCY