16 Tháng 06, 2022
Cá Koi được xem là loài cá quý tộc, có vẻ đẹp hút mắt, đồng thời là biểu tượng cho sự tài lộc, phú quý. Người sở hữu cá Koi không chỉ vì sở thích mà còn để thể hiện đẳng cấp của chủ nhân. Tuy nhiên, cũng như các loài sinh vật cảnh khác, cá Koi thường mắc một số bệnh khi đề kháng yếu, trong đó có bệnh Cá Koi bị thối đuôi.
SẢN PHẨM
Cá Koi được xem là loài cá quý tộc, có vẻ đẹp hút mắt, đồng thời là biểu tượng cho sự tài lộc, phú quý. Người sở hữu cá Koi không chỉ vì sở thích mà còn để thể hiện đẳng cấp của chủ nhân. Tuy nhiên, cũng như các loài sinh vật cảnh khác, cá Koi thường mắc một số bệnh khi đề kháng yếu, trong đó có bệnh Cá Koi bị thối đuôi.
Vậy cá Koi bị thối đuôi hay bệnh thối vây ở cá Koi là gì? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị, cách phòng ngừa ngay sau đây nhé!
Cá Koi bị thối đuôi hay bệnh thối vây ở cá Koi là hiện tượng bệnh xuất hiện ở bộ phận vây hoặc đuôi cá. Đây là loại bệnh phổ biến ở cá Koi nuôi nhốt, gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Biểu hiện chủ yếu của cá Koi bị thối đuôi là phần đuôi - vây cá bị rách, thối rữa, hay xuất hiện chất nhầy màu trắng.
Cá Koi bị thối đuôi có nguy hiểm không?
Bệnh thối vây ở cá Koi hay thối đuôi gây ra bởi một số loài ký sinh trùng có trong hồ cá khi nguồn nước không được đảm bảo. Cá Koi bị thối đuôi có một bộ phận có thể tự khỏi do sức đề kháng của cơ thể. Còn lại không có cách chữa trị kịp thời, rất dễ dẫn đến tình trạng tử vong.
Cá Koi bị thối đuôi
Tìm hiểu thêm về một số loại bệnh và cách trị bệnh cho cá koi sau:
#[Tìm Hiểu] Nguyên Nhân Cá Koi Bị Đỏ Mình Và Cách Chữa Trị
# Cá Koi Bị Lở Loét Da: Cách Điều Trị Và Phòng Tránh Ra Sao
Như đã nói ở phần trên, dấu hiệu lớn nhất của bệnh cá Koi bị thối đuôi đó là phần đuôi rách nát, xuất hiện nhiều chất nhờn trắng, nặng hơn là thối rữa, xương đuôi và xương vây bị ăn mòn, dần dần mất hẳn đuôi và vây.
Bên cạnh đó, bệnh cá Koi bị thối đuôi còn có một số biểu hiện khác như:
Những biểu hiện này phải thường xuyên quan sát, chăm sóc đàn cá mới có thể phát hiện ra sớm và có cách khắc phục hiệu quả. Đa phần, khi phát hiện ra bệnh cá Koi bị thối đuôi thì bệnh là ở thể nặng, đuôi thối rữa, cá không còn khả năng bơi, từ đó không thể cứu chữa được.
Dấu hiệ u cá Koi bị thối đuôi
Bệnh thối vây ở cá Koi là bệnh phổ biến, hầu hết những dân chơi Koi đều biết đến và ít nhiều phải 1 lần tiếp xúc. Bệnh bùng phát bởi những nguyên nhân cơ bản sau đây:
Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến Koi mắc bệnh thối đuôi. Khi lượng thức ăn dư thừa trong nước hồ, nước hồ không được thay rửa thường xuyên hay chịu tác động xấu từ môi trường bên ngoài như nước mưa, bụi bẩn, đất cát… sẽ là môi trường thuận lợi cho các loại vi rút, vi khuẩn không có lợi xâm nhập khiến cá Koi bị thối đuôi hay gây nên bệnh thối vây ở cá Koi.
Thức ăn kém chất lượng, ăn những loại đồ ăn không có chất dinh dưỡng, không đảm bảo sức khỏe sẽ khiến sức đề kháng của Koi yếu dần đi. Từ đó khiến cho các vi khuẩn, vi rút dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây bệnh cho cá, trong đó có bệnh cá Koi bị thối đuôi.
Môi trường sống của cá Koi được cấu thành bởi nhiều yếu tố như: Độ pH, nhiệt độ, độ ẩm, oxy… Chỉ cần một trong những yếu tố này thay đổi cũng rất dễ dẫn đến việc cá Koi bị stress, từ đó cơ thể trở nên mệt mỏi, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh hơn, trong đó có bệnh Cá Koi bị thối đuôi.
Khi diện tích hồ cá nhỏ nhưng mật độ Koi lại quá dày sẽ dẫn đến tình trạng cá chen chúc, cọ sát vào nhau, vây và đuôi dễ bị tổn thương, gây rách đuôi, gãy vây… tạo thành vết thương hở, càng trở thành điều kiện tốt cho các loại vi khuẩn, vi rút xâm nhập gây nên bệnh thối đuôi
Để điều trị bệnh cá Koi bị thối đuôi, bạn có thể thực hiện các bước như sau:
Lấy dung dịch Xanh Malachite 1% bôi lên vết rách ở vây đuôi cá. Bôi cho Koi mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 5 ngày để điều trị bệnh.
Đồng thời có thể cách ly cá với đàn để việc điều trị có được hiệu quả tối đa.
Sát khuẩn hồ bằng cách tăng 5% lượng muối mỗi ngày cùng với việc thay nước mỗi ngày, lọc nước, tăng cường oxy để làm sạch môi trường sống của cá. Tuy nhiên, đặc biệt lưu ý chỉ nên thay khoảng 20 - 30% lượng nước mỗi ngày, tránh việc Koi bị sốc do môi trường thay đổi đột ngột.
Nếu phần đuôi cá đã rách bạn có thể cắt bớt đi sau đó cho cá sử dụng thuốc. Tuy cách này sẽ làm cá mất đi chút thẩm mỹ, nhưng lại giữ được tính mạng cho cá sau này.
Từ những nguyên nhân của bệnh cá Koi bị thối vây ở bên trên, ta có thể rút ra kinh nghiệm cho chính bản thân mình để có thể phòng tránh tốt nhất căn bệnh này cho đàn Koi như sau:
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ môi trường sống cho cá Koi
Trên đây là tất cả những kiến thức về hiện tượng cá Koi bị thối đuôi như: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị, cách phòng tránh… Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn chăm sóc tốt hơn cho đàn Koi yêu quý của mình.
Thông tin liên hệ:
Cá Koi VN & IChi Koi Farm
Địa chỉ: 87 Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 0964.854.888
Facebook: https://www.facebook.com/cakoivnhanoi
Email: tranminhtuan93xd@gmail.com
TIN TỨC LIÊN QUAN
Thuốc Mê Cá Koi Tác Dụng Nhanh Và An Toàn
Thuốc mê cá Koi - chỉ nghe tên gọi thôi cũng đủ khiến chúng ta tò mò, không biết đây là thuốc gì và có công dụng ra sao. Đặc biệt là sử dụng như thế nào để mang lại hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho những chú cá.
#[Tìm Hiểu] Đá Nham Thạch Trắng Và 3 Công Dụng Hoàn Hảo
Đá nham thạch được chia thành 2 loại là nham thạch đỏ và nham thạch trắng. Phạm vi bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin về đá nham thạch trắng - loại đá được cho là vật liệu lọc hoàn hảo cho hồ cá, bể cá.
#1 Vai Trò Và Tác Dụng Của Sứ Lọc Đối Với Bể Cá
Khám phá tác dụng của thanh sứ lọc bể cá trong việc cải thiện chất lượng nước và sức khỏe của cá cảnh. Xem cách thanh sứ lọc giúp loại bỏ chất độc, tăng cường vi sinh vật có lợi và duy trì môi trường lý tưởng cho cá trong bể cá của bạn