Cá Koi thường bị những loại nấm nào, cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé! Những thông tin sau đây là giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc chăm sóc cho đàn cá Koi của mình đó!
SẢN PHẨM
Nấm là loại bệnh thường gặp ở cá Koi. Đây cũng là vấn đề khiến không ít người nuôi cá Koi phải phiền lòng. Vậy cá Koi bị nấm là do nguyên nhân nào? Và Cá Koi thường bị những loại nấm nào, cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé! Những thông tin sau đây là giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc chăm sóc cho đàn cá Koi của mình đó!
Cá chép Koi bị nấm trắng hay còn gọi là “nấm đốm trắng” là một trong những loại nấm mà cá Koi dễ mắc nhất. Biểu hiện rõ nhất là những đốm trắng li ti tập trung lên lưng hoặc thân hình cá. Nguyên nhân cá Koi bị nấm trắng là do một loại vi sinh vật đơn bào Multifiliis Ichthyophthirius gây ra. Các vi sinh vật này sẽ tìm cách bám vào thân cá và gây nên bệnh. Chính vì vậy, khi môi trường sống của các Koi bị nhiễm vi khuẩn nấm đốm trắng sẽ đục hơn ngày thường, xuất hiện những vẩy nấm trắng nhìn như rêu bám ở thành bể, mặt kính hoặc cây thuỷ sinh.
Cá Koi bị nấm đốm trắng
Từ nguyên nhân cá Koi bị nấm trắng bên trên ta có thể thấy được để chữa nấm cá Koi đầu tiên ta cần thay hoàn toàn nước trong bể bằng cách dùng hệ thống lọc, đồng thời tăng nhiệt độ bể lên mức 30 - 32 độ để tiêu diệt nấm. Sau đó tăng 0,5 % lượng muối hàng ngày cho bể cá. Mỗi ngày làm quy trình này 1 lần.
Với những chú cá Koi bị nấm trắng quá nặng dùng chế phẩm sinh học Emina cho cá Koi, giúp phân hủy nhanh chất hữu cơ dư thừa có trong nước và dùng dung dịch trị nấm Malachite xanh và Formalin. Sử dụng với tỷ lệ 1,5mg/ 1 lít nước đổ thẳng xuống hồ. Cá sẽ khỏi bệnh dần từ 2 - 3 ngày.
Nấm mang là loại bệnh nguy hiểm đối với cá Koi. Thực tế cho thấy, Cá Koi bị nấm mang đa phần sẽ chết. Người nuôi cá đa phần chỉ có thể khắc phục là nhanh chóng cách ly cá, diệt nấm trong hồ và không để lây lan sang những con cá khác.
Nguyên nhân chính khiến Cá Koi bị nấm mang là do hồ nước nhiễm khuẩn khi không được thay nước hay lọc thường xuyên. Đồng thời lượng thức ăn dư thừa quá nhiều khiến cho nước bị ô nhiễm cùng với các dòng vi khuẩn Branchiomyces sanguinis và Branchiomyces demigrans gây nên
Khi bị nấm mang đa phần cá Koi sẽ tử vong sau 24 - 48h. Đây là loại bệnh đặc biệt nguy hiểm, cũng là mối lo ngại lớn với bất cứ ai nuôi hoặc chơi cá Koi.
Cá Koi bị nấm mang
Như đã nói ở trên, cá Koi bị nấm mang đa phần là sẽ chết, nên việc chữa bệnh cá Koi bị nấm mang chủ yếu là các phương pháp khắc phục giúp cho bệnh không lây lan sang những con cá khác, nguy hiểm hơn là lây lan sang cả đàn cá khiến cá chết hàng loạt.
Vì vậy, khi phát hiện cá có các dấu hiệu như mang xuất hiện đốm đỏ, đốm trắng hoặc tiết dịch làm bết các lớp mang bạn nên nhanh chóng cách ly những chú cá này ra. Sau đó nhanh chóng thay nước, khử khuẩn - diệt khuẩn cho toàn bộ hồ cá bằng dung dịch Cloramin T.
Tuy nhiên dung dịch Cloramin T cũng chỉ có tác dụng diệt khuẩn cho hồ, vì vậy điều cần thiết ở đây là bạn nên trú trọng vào các giải pháp để phòng tránh việc cá Koi bị nấm mang.
Cá Koi bị nấm đuôi là do một loại vi khuẩn gây ra khiến cho phần đuôi cá bị thối rữa. Chính vì vậy, cá chép bị nấm đuôi còn được gọi là bệnh thối đuôi ở cá Koi. Các biểu hiện khi cá bị nấm đuôi đó chính là vây - đuôi bị trợt hoặc thối rữa, tạo thành các sọc trắng ở cạnh vây, thay đổi màu sắc, cá bị thay đổi hành vi trở nên nhút nhát hơn nhiều, hay dấu, cạ mình…
Cá Koi bị nấm đuôi (thối đuôi)
Đối với cá chép bị nấm đuôi hay cá Koi bị bệnh thối đuôi một số vẫn có khả năng tự phục hồi do sức đề kháng của cơ thể. Còn với những trường hợp bị nặng, không thể tự phục hồi bạn có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị nấm dành cho bệnh nấm đuôi ở cá Koi
Một trong những loại bệnh nấm khác nữa cũng phổ biến ở cá Koi đó chính là nấm sợi bông, có tên khoa học là Saprolegnia. Nấm sợi bông Saprolegnia có nhiều dạng khác nhau như: Achlya, Dermatocystidium và Branchiomyces…Nấm gây ra bởi một loại vi sinh vật trong nước, phát triển mạng nhất khi gặp độ pH rộng và nồng độ muối cao. Biểu hiện rõ nhất phải để của loại nấm này trên cơ thể cá Koi là xuất hiện những mảng bông màu xám hoặc trắng…ảnh hưởng lớn đến tình thẩm mỹ
Để điều trị cho cá Koi bị nấm sợi bông, ngoài các loại thuốc chuyên dụng có thể dễ dàng mua được ở những cửa hàng chuyên về cá Koi, bạn cũng có thể áp dụng một số cách phòng ngừa sau:
Luôn vệ sinh hồ sạch sẽ
Châm Vitamin C cho cá
Lọc nước hàng ngày, mỗi lần 20%
Châm vi sinh cho bể cá sau mỗi cơn mưa
Cá Koi bị nấm miệng hay còn gọi là bệnh thối miệng ở cá Koi có nguyên nhân là do vi khuẩn có tên là Columnaris – một loại vi khuẩn hình que Gram âm gây ra. Biểu hiện là ở miệng cá thường bị lở loét gây đau đớn khó chịu, cá sẽ gặp tình trạng biếng ăn trong thời gian dài khiến cơ thể suy nhược, hoạt động kém hơn bình thường….
Cá Koi bị nấm miệng
Để chữa bệnh cho những chú cá Koi bị nấm miệng, có thể áp dụng các phương pháp sau đây:
Cá koi bị nấm có thể do nhiều yếu tố phổ biến gây ra. Chất lượng nước kém do pH và nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, quá nhiều amoniac hoặc các chất gây ô nhiễm khác trong hồ cá, hoặc quá nhiều thối rữa từ thức ăn thừa ... thêm quá nhiều tạp chất vào ao, biến ao thành nơi sinh sản đối với nhiều bệnh, bao gồm cả nấm và vi khuẩn.
Hiện nay có rất nhiều loại nấm cá koi xuất hiện và mỗi loại thì có cách chữa khác nhau. Nếu bạn chưa xác định được loại nấm cá koi cụ thể, hãy tham khảo các phương pháp trị nấm sau đây:
Phương pháp này được sử dụng phổ biến nhất để điều trị bệnh nấm sợi bông. Vì loại nấm này có thể chịu được nồng độ muối cao, bạn có thể cần tăng độ mặn lên 1-2,5% bằng cách hòa tan 1-3h muối trong 1 lít nước. Nếu các triệu chứng vẫn còn sau một tuần ngâm nước muối, bạn nên tìm cách điều trị thay thế.
Formalin / Malachite Green chữa nấm cho cá koi
Thuốc Malachite green và formalin thường được trộn với nhau để điều trị nấm cá koi. Nếu bạn đang sử dụng thuốc dạng kem, nó có thể được thoa trực tiếp lên các khu vực bị ảnh hưởng bởi nấm trên thân của cá. Nếu bạn đang sử dụng dạng lỏng, hãy thay 25% nước và thêm 0,05 mg hỗn hợp vào 1 lít nước.
Ưu điểm của malachite green và formalin là chúng thường là những chất diệt nấm khá hiệu quả, nhưng có thể tồn tại trên cá trong nhiều tháng sau khi điều trị nấm và có thể gây độc nếu không đúng liều lượng.
Đây là một phương thuốc thần thánh đối với việc trị nấm cá koi và phổ biến trong số những người chơi thủy sinh. Một giọt Bionock trên 10 lít nước. Cứ sau 48 giờ thay 30% nước rồi dùng lượng thuốc như ban đầu, quá trình lặp lại cho đến khi cá hồi phục. Để cá nhanh khỏi bệnh, nhiệt độ nước phải được nâng lên trong khoảng 30-32 độ.
Thuốc trị nấm Bionock số 2 cho cá koi
Thành phần chính của thuốc Tetra Nhật Bản là Sodium Nifurstyrenate, đây là chất kháng khuẩn mạnh, chuyên đặc trị các bệnh do vi khuẩn gây ra như thối mang, nấm trắng, đỏ da, đỏ vây, đỏ mặt, hsung huyết áp xe, loét miệng, nhiễm trùng do ma sát trong quá trình vận chuyển,… Ngoài cá koi, loại thuốc này còn điều trị cho nhiều loại cá nước ngọt và nước lợ khác nhau.
Tetra Nhật chữa bệnh nấm cho cá koi hiệu quả
Quá trình chữa bệnh mất khoảng vài ngày, xin lưu ý rằng trong thời gian này sẽ không được cho cá koi ăn hoặc thay nước cho đến khi cá khỏi bệnh. Ngày thứ nhất cứ 100 lít nước pha 1-2 g thuốc tùy theo trọng lượng cá, ngày thứ hai dùng 1 g thuốc cho 150 lít nước. Kết hợp với tắm muối theo công thức 5 kg muối hột trên 1000 lít và giữ nhiệt độ phòng khoảng 30 độ nếu mùa đông sử dụng máy sưởi.
Khi điều trị phải đảm bảo chỉ sử dụng Tetra Nhật mà không trộn thêm bất kỳ loại thuốc diệt nấm nào khác vì cá còn yếu, không nên dùng hỗn hợp nhiều loài với nhau. Nếu đã sử dụng loại thuốc khác trước đó thì thay 80% nước và dưỡng cá trong ngày, tiếp tục thay 50% rồi bổ sung thêm thuốc Tetra của Nhật. Sau khi cá khỏe mạnh, bạn nên cho cá vào bể nuôi một ngày để cá bài tiết hết phân, sau đó thay 80% nước cũ bằng nước khử clo và châm thuốc để tránh cá đi phân làm bẩn nước.
Với thành phần có chứa Pimenta racemosa 1%, Pimafix xử lý hiệu quả cá koi bị nấm tận gốc mà không làm mất màu nước hoặc ảnh hưởng đến độ pH hoặc cây thủy sinh. Quá trình điều trị mất khoảng 7 ngày, mỗi ngày 5 ml cho 38 lít nước. Vào cuối quá trình điều trị, tiến hành thay 25% nước.
thuốc đặc trị API Pimafix trị nấm cá koi
Trên đây là 5 loại nấm là cá Koi hay mắc nhất cùng các cách chữa bệnh nấm cho cá koi. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn có được những kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc đàn cá Koi của mình.
Thông tin liên hệ:
Cá Koi VN & IChi Koi Farm
Địa chỉ: 87 Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 0787.225.999
Email: tranminhtuan93xd@gmail.com
Website: https://sieuthicakoi.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/cakoiTranMinhTuan
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCujfV-XdEnZa99IATvjO1vQ
Tiktok: https://www.tiktok.com/@cakoivn87thinhliet1
Google map: https://goo.gl/maps/NwfHGE9RduoXtR438
TIN TỨC LIÊN QUAN
Cá KOI Mới Mua Về Không Chịu Ăn? Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Xử Lý
Bạn đang lo lắng khi cá koi mới mua về không chịu ăn? bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục đảm bảo sự phát triển cá koi của bạn.
Cách Lựa Chọn Thức Ăn Tốt Nhất Cho Cá KOI Nhật, Giúp Cá Luôn Khỏe Mạnh
Cách lựa chọn thức ăn cho cá koi Nhật như thế nào mới đúng? Bài viết này sẽ giúp bạn lựa thức ăn phù hợp để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh và sắc đẹp của cá.
[Chia Sẻ] Cách Huấn Luyện Cá Koi Dạn Người Và Thân Thiện Hơn
Bạn đang tìm cách huấn luyện cá Koi sao cho chúng trở nên quen thuộc và gần gũi hơn với con người? Hãy cùng khám phá những phương pháp hiệu quả ngay sau đây!